-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách cầm bút đúng cho trẻ khi vào lớp 1
Friday,
08/04/2022
Đăng bởi 3D Hải Phong
Giúp cho trẻ biết cách cầm bút chắc chắn, đúng cách, viết đẹp và nhanh nhất.
1. Có nên dạy con cách cầm bút đúng để viết ngay ở giai đoạn mẫu giáo?
Hiện nay, vấn đề dạy trẻ viết chữ ở mầm non không được Bộ giáo dục cho phép, tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thực sự lo lắng điều kiện để được trường nhận con vào lớp 1, đặc biệt là những lớp chọn lại là con biết đánh vần và viết được chữ. Chẳng thể nào khác, nếu chính thống không được dạy thì cha mẹ chắc vẫn phải kèm cặp cho con để con có thể biết luyện những nét chữ đầu tiên. Với giáo dục của chúng ta, trẻ không được học viết sớm, đi trước chương trình, song thực tế, có nhiều trẻ phát triển trước tuổi. Với sự nhận thức của những trẻ đó, chúng sẽ thấy nhàm chán khi không được khám phá hoc hỏi những điều mới và cũng chẳng thể có những thần đồng hay vượt lớp được. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra, không nên cho trẻ học chữ sớm khi 4, 5 tuổi nên các bậc phụ huynh cũng không cần phải dạy trẻ sớm.
Sự giáo dục trẻ nhỏ luôn cần sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Việc dạy con cách cầm bút đúng ở trường, sự kèm cặp, giám sát nhắc nhở con ở nhà sẽ giúp con nhanh chóng hòa nhịp và bắt kịp với yêu cầu của nhà trường, hoặc giai đoạn chuẩn bị cho con vào lớp 1, giúp con có thể viết đẹp và nhanh hơn, tránh những tật học đường nếu không để ý, đặc biệt là tư thế ngồi học.
2. Vì sao phải dạy trẻ cách cầm bút đúng ngay từ đầu
Khi trẻ được chỉ dẫn đúng cách cầm bút ngay từ nhỏ, trẻ sẽ nhanh chóng viết đúng, viết đẹp, đồng thời giúp trẻ ngồi và viết đúng tư thế ngay từ đầu, không ảnh hưởng đến dáng ngồi, mắt hay tật học đường mang lại. Ngoài việc hướng dẫn trẻ cầm bút đúng cách của thầy cô thì cha mẹ cần giám sát và hướng dẫn con thực hành đúng việc cầm bút viết ngay ban từ ban đầu.
3. Cách cầm bút đúng cho trẻ lớp 1 kể cả bút chì hay bút mực
3.1. Cach cầm bút đúng
Cầm bút bằng tay phải, bút được cầm bởi 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ngón cái và ngón trỏ kẹp bút ở bên trái và bên trên, ngón giữa kẹp bút đồng thời là ngón đỡ bút. Lưu ý: không kẹp quá chặt 3 ngón tay hoặc cầm quá lỏng lẻo, điều này sẽ làm tay bị cứng hoặc không kẹp chặt được bút khi viết, tay bé phải cầm bút ở trạng thái thoải mái nhất, tức là lực kẹp vừa phải.
Góc nghiêng của bút khi cầm viết khoảng 45 độ so với bề mặt bàn, Lòng bàn tay và cánh tay tạo thành một đường thẳng. khoảng cách từ đầu các ngón tay tới đầu ngòi bút khoảng 2-2.5cm. Đặt vở ngay ngắn trước mặt, nếu viết nghiêng, có thể xoay nghiêng vở sang trái khoảng 15 độ.
3.2. Điều khiển bút khi viết (bút chì và bút mực)
Để điều khiển bút khi viết, kết hợp cơ cổ tay và các ngón tay để điều khiển bút. Hướng đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Cần phối hợp nhịp nhàng cổ tay, ngón tay, cánh tay với nhau để di chuyển bút theo chiều ngang trên dòng kẻ.
Khi viết, tránh ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy để tránh rách giấy, gẫy ruột chì hay mực in sang trang sau.
Đối với bút mực, để cầm đúng, trẻ cần đặt ngòi bút úp và tiếp xúc đều 2 bên mép ngòi với mặt giấy, tức là rãnh xẻ cấp mực của ngòi phải luôn tiếp xúc trực tiếp được trên bề mặt giấy (không nghiêng lệch ngòi về một bên). Góc tiếp xúc của cây bút với trang vở 45 độ sẽ tránh được bút viết gai, cầy giấy khi thực hiện viết nét hất ngược từ dưới đi lên (nét thanh)
3.3. Tư thế ngồi viết
Khi viết hay học, trẻ luôn phải ngồi ở tư thế thẳng (cột sống thẳng và vuông góc với mặt ghế ngồi), không gò bó và hoàn toàn thoải mái, khoảng cách quan sát từ mắt tới trang vở trong khoảng 25-30cm để tránh bé bị tật cận thị và tật về mắt.
Tay trái xuôi theo chiều ngồi và giữ cho vở không bị lệch
Điều chỉnh độ cao và góc nghiêng bàn hợp lý, sao cho khi trẻ ngồi, 2 bàn chân đặt trên sàn nhà, để thoải mái, rộng bằng vai, song song với nhau, trọng lượng cơ thể dồn vào mông và đùi, không tì vào bàn hay nằm rạp xuống, đầu hơi cúi. Hướng ánh sáng nếu dùng đèn cần hướng từ bên trái sang để tránh khuất bóng tay. Khi viết bên phải, cần dịch chuyển vở về bên trái để đảm bảo trang viết luôn ở thẳng trước mặt.
3.4. Những lưu ý khi hướng dẫn trẻ cầm bút đúng cách
- Tư thế ngồi viết: trẻ có thể nằm rạp xuống hoặc đầu bị ngoẹo hẳn về bên trái, cần điều chỉnh lại tư thế ngồi đúng cho trẻ, tránh cho trẻ bị các bệnh về cột sống, cận thị hay các dị tật học đường khác
- Khoảng cách từ mắt tới trang viết quá gần: trẻ có xu hướng cúi rất sát bề mặt trang vở khi viết hay đọc, điều này sẽ dẫn đến các bệnh về mắt như cận thị
- Điều chỉnh độ cao bàn, ghế và góc nghiêng bàn không hợp lý: Đặc biệt chú ý khi điều chỉnh độ cao bàn để đảm bảo trẻ có thể ngồi đúng tư thế, tránh bị ảnh hưởng tới cột sống
- Đối với bút: Bút chì được vót quá nhọn hoặc quá tù, dễ gây ra hiện tượng rách giấy, gãy chì hoặc nét viết quá to và không rõ nét
Đối với bút máy, đặc biệt là các loại bút ngòi mài, ngòi lá tre: Nếu góc nghiêng của bút với mặt giấy quá lớn sẽ rất dễ bị cầy rách giấy khi viết các nét hất lên. Nếu góc tiếp xúc của ngòi khi xoay không đúng sẽ dẫn tới chỉ một má ngòi tiếp xúc với giấy, rãnh xẻ dẫn mực chưa tiếp xúc được với giấy sẽ gây ra mất nét, lệch ngòi và gai.
Khi dùng viết chì để dạy trẻ cách cầm bút, cần chuẩn bị đầu chì nhọn đúng tầm vì nếu quá nhọn sẽ dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá lớn, nét chữ quá to, chữ viết ra xấu.
- Cha mẹ cần làm mẫu về cách cầm bút đúng cho con: Trẻ nhỏ luôn học hỏi bằng việc bắt chước, làm gương, điều này sẽ giúp trẻ học hỏi nhanh chóng nhất
- Cha mẹ cần kiên trì bám sát con trong quá trình học tập: Bản thân việc học một điều mới đối với trẻ thường cả thèm chóng chán nên cha mẹ cần kiên nhẫn bám sát để khích lệ, động viên con cũng như uốn nắn điều chỉnh kịp thời đới với những lỗi nói trên để tránh việc học và cầm bút của con trở thành thói quen cố hữu khó sửa.
- Chia nhỏ thời gian hướng dẫn tập viết và luyện tập với độ khó tăng dần: Cha mẹ luôn chú ý không dậy con quá dài thời gian liên tục, hãy thực hiện nghỉ 10-15 phút sau thời gian học 45 phút đến 1 tiếng mỗi ngày và tăng dần số giờ sau đó
- Việc cầm bút đúng cách không đồng nghĩa với việc con sẽ viết đẹp, viết nhanh. tập viết là một quá trình rèn luyện để đạt được kỹ năng kỹ xảo nên cha mẹ cần kiên trì hướng dẫn và giúp trẻ rèn luyện, lâu dần trẻ sẽ hình thành thói quen và mọi việc sẽ trở nên dễ dàng sau đó.
Hiện nay, ở hầu hết các trường, không có quy định phải dùng loại bút nào. Tuy nhiên việc mua bút cho con hiện nay có thể chủ yếu được tư vấn bởi cô giáo. Cha mẹ học sinh cũng có thể mua cho con bút mực tùy ý song không cho trẻ lớp 1 dùng bút bi, bút dạ mà dùng bút máy bơm mực lọ hoặc ống mực cắm sẵn cho sạch và không bị dây mực ra tay. Bút cho học sinh lớp 1 nên chọn loại có cổ bút không lớn, trọng lượng nhẹ và vừa, loại chống tràn mực tốt.
Cha mẹ có thể tham khảo một số mẫu bút cho con tại đây