-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Không xa lạ gì khi khi chúng ta sử dụng những cây bút để viết hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta thường chẳng để ý tiêu chuẩn của cây bút mà chúng ta thường dùng hàng ngày hay mua cho các bé học sinh mà phó mặc cho những người bán và đôi khi chúng ta loay hoay không biết phải dùng loại nào cho phù hợp và tìm kiếm ở đâu. Bằng một chút hiểu biết của người thường xuyên tiếp xúc, xin được đưa ra một số thông tin với mong muốn giúp đỡ những người cần tìm kiếm
Có nhiều loại bút viết và mỗi lĩnh vực có những đặc thù riêng. về cơ bản có một số loại bút sau
Bút máy: các loại ngòi phổ biến
Bút bi: Loại bút rất phổ biến hiện nay bởi tính đơn giản, thuận tiện
Ngoài ra còn có các loại bút dạ dầu (khó xóa), dạ bảng (có thể xóa được), bút lông dành cho các ông đồ hay cả những cái cũng được gọi là bút như bút xóa… song ở đây tôi không bàn tới loại này.
Có rất nhiều điểm cần quan tâm, trong đó có các yếu tố: kích cỡ bút, chất liệu vỏ, chất liệu ngòi, mực, chọn màu bút theo phong thủy, hãng sản xuất, kết cấu bộ phận lấy mực (converter), mực ống hay mực bơm…nội dung khắc (nếu là bút tặng), chất lượng in, giá cả, dịch vụ trước và sau bán hàng, bảo hành…Có rất nhiều điều mà người tiêu dùng quan tâm. ở bài viết này, tôi chỉ xin sơ lược yếu tố kỹ thuật cơ bản để chúng ta có cái nhìn tổng quan.
Ngòi tròn, ngòi thường (conventional nib) : Đầu ngòi được đính hạt iridum, rhenium chống mài mòn nên có tuổi thọ cao cho ngòi bút. loại này thường được mài tròn nên thường trơn và có phần tiết diện thường không đổi khi ngòi bút tiếp xúc trên giấy (nét bút có độ rộng không đổi)
Ngòi tròn thì đơn giản, thông thường theo kích cỡ nét từ nhỏ đến lớn có ký hiệu là EF, F, M, B, BB, thậm chí là 3B. Tuy ký hiệu có thể như nhau song mỗi hãng lại cho ra độ rộng nét chữ viết có thể khác nhau. mặt khác nét chữ còn phụ thuộc cả vào lượng mực được dẫn ra đầu ngòi bằng hiện tượng mao dẫn
Thông thường có những cỡ ngòi như sau:
Mỗi hãng lại có những cách phân chia khác nhau và có thêm nhiều ký hiệu khác. Có hãng lại ghi theo trị số (mm) luôn
Các ngòi bằng chất liệu thép thì thường bằng đầu, cạnh ngòi hơi bo mềm để viết trơn. Một số ngòi Italic bằng vàng thì thường có điểm iridium ở đầu ngòi để tránh mài mòn.
Thông thường vẫn được đính các hạt kim loại ở đầu ngòi để chống mài mòn và tăng tuổi thọ ngòi, thay vì mài tròn dạng hình cầu thì ngòi mài được mài để bản rộng lớn hơn bề dầy ngòi (diện tích tiếp xúc của ngòi với giấy có dạng hình chữ nhật) nên khi viết, những nét đưa xuống thường có nét đậm và nét đưa ngang thường có nét mảnh.
Với bút ngòi mài dành cho học sinh hiện nay trên thị trường Việt thường có loại mài nông và một loại mài sâu - tức là một loại tỉ lệ giữa thanh và đậm ít đối với loại mài nông và tỷ lệ thanh đậm nhiều hơn với loại mài sâu, loại này cũng dễ bị “gai” hơn.
Điểm hạt (point) iridium đầu ngòi bút
Cỡ ngòi cũng được ghi dưới dạng ký hiệu hay số, cũng có một số loại sau:
7 standard calligraphy sizes của Manuscript
Ngòi Italic 4B của Sheffer Prelude cho độ rộng tương đương 3mm.
Tiết diện đầu ngòi bút
Với loại ngòi tròn, tùy theo sở thích cũng như kiểu chữ, cỡ chữ to hay nhỏ mà chọn size ngòi cho phù hợp. song do sự khác biệt giữa các hãng nên không có gì là chuẩn cả, tốt nhất bạn hãy thử trực tiếp, phù hợp thì chọn
Việc chọn size ngòi tròn cũng tùy mục đích sử dụng. Viết thường thì chọn loại EF, F, ký văn bản hồ sơ dùng loại M hoặc có thể là B
Với bút học sinh: thông thường chọn loại EF, F tương đương 0.38mm, 0.5mm. đặc biệt với các học sinh tiểu học khi viết trên những loại giấy mỏng hoặc không phủ keo thường cho ra nét đậm hơn do viết chậm, ghì tay. tốt nhất nên chọn loại 0.38, các bé lớn hơn dùng 0.5. Nếu giấy t ốt và dầy thì ngòi 0.5 viết rất tốt bởi nét đủ đẹp và trơn. Độ rộng nét thực tế còn phụ thuộc vào lượng mực cấp và truyền từ ngòi tới giấy, mực ra đậm thường cho nét viết rộng hơn.
với người dùng viết hàng ngày sử dụng ngòi 0.5 để viết, có thể dùng 0.7 để cả viết và ký
Với kiểu caligraphy, trong đa phần các hướng dẫn về kiểu Italic, chiều cao chữ cơ bản (a…z) được lấy bằng 5 lần độ rộng nhất của ngòi, những chữ như b, l… có chiều cao cỡ khoảng 9,10 lần độ rộng nhất của ngòi. Nghĩa là nếu size ngòi 1,0mm, chiều cao chữ Italic là tầm 5mm để có được sự thanh nhã và cân đối
Vị trí bút khi xác định độ rộng ngòi và sự mất cân đối về tỉ lệ chữ
Có 2 loại được gọi là bút bi: bút bi mực đặc (gel) và bút bi mực nước
Loại mực đặc như trên trình bày thường có kết cấu bấm, vặn (xoáy)
Loại bút bi nước thường có kết cấu thân và nắp rời như bút máy (bút mực)
Tùy theo yêu cầu công việc và sở thích mà bạn có thể chọn loại nào song hầu hết để viết hóa đơn đều sử dụng bút bi mực đặc do không bị nhòe, có thể ấn mạnh mà nét thay đổi không nhiều
Độ rộng nét không thay đổi (cùng lực ấn trên trang giấy)
Có nhiều cỡ ngòi: được ghi theo độ rộng nét viết: 0.36, 0.4, 0.45, 0.6, 0.7, 0.8. theo từng cỡ thì đường kính bi khác nhau.
Ngòi bút bi chủ yếu được các nước nhập từ Thụy Sỹ. theo thông tin trên truyền thông Trung Quốc thì nước này đã thành công trong việc chế tạo ngòi bút bi vào đầu năm 2017 bởi Tập đoàn TISCO đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc tự chế tạo được bộ phận nhỏ bé này.
Với chất lượng đầu bi Thụy Sỹ, mực Mỹ hay Đức… dành cho bút bi thì dù Trung Quốc có cung cấp bút, chất lượng viết vẫn tốt bởi bộ phận quan trọng nhất vẫn được nhập khẩu. Điều đáng lưu ý chính là hạn dùng của ruột bút bi bởi sau một thời gian dài, những cây viết có thể sẽ không ra đều mực hoặc chảy mực.
Tương tự như ngòi bút máy, chọn bút bi để viết hay để ký cũng cần lưu ý tới kích cỡ ngòi (nét viết)
phổ biến là loại 0.5 và 0.7mm.
Lưu ý: Cho dù bút máy hay bút bi, khi bút bị rời cắm ngòi xuống thì hầu như ngòi đều bị tổn thương, dễ bị biến dạng tùy theo lực rơi và góc tiếp xúc. Ngòi bút máy có thể bị hỏng, bi có thể bị kẹt và hậu quả là hầu hết phải thay.
P/S: Trong bài có tham khảo một số hình ảnh của một số website, tôi không phân tích nhiều yếu tố kỹ thuật, chỉ bàn đến vấn đề đơn giản dễ hiểu để người đọc có thể tham khảo. Rất mong được mọi người đọc góp ý.
Hotline: 0912056611 (zalo/phone)
Email: 3dhphaiphong@gmail.com